Bí kíp cốt lõi trong việc theo đuổi thành công phương pháp ăn dặm kiểu Nhật chính là phải kiên trì, có thời gian biểu phù hợp để cùng bé làm quen với việc ăn dặm. Mẹ phải học cách rây cháo cho bé và kết hợp nguyên liệu sao cho hấp dẫn.
Không còn hoàn toàn lệ thuộc vào phương pháp ăn dặm truyền thống, nhiều mẹ Việt hiện đại chọn ăn dặm kiểu Nhật để bắt đầu. Tuy phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nhưng đảm bảo cho bé có đủ thời gian thưởng thức trọn vẹ hương vị món ngon.
Tóm tắt
Nên cho bé ăn cháo rây hay cháo xay nhuyễn?
Rây cháo theo kiểu Nhật hoàn toàn khác với khái niệm xay nhuyễn cháo kiểu truyền thống mà nhiều mẹ Việt đang áp dụng. Để chiều lòng những khó chịu buổi đầu ăn dặm của bé và không mất nhiều thời gian đút ăn cho con, các mẹ thường nghiền nhuyễn tất cả rau củ cháo và thịt, cá bằng máy xay sinh tố, sau đó lọc lại bằng rây cho mịn rồi cho bé ăn.
Nấu cháo cho bé ăn dặm ngon miệng chưa bao giờ là điều dễ dàng với mẹ
Cách này rõ ràng là bé dễ ăn, ăn có vẻ ngon miệng và mẹ đỡ mất nhiều thời gian nấu nướng nhưng lại có tác động không hề tốt đến cơ thể trẻ. Cụ thể:
- Mất phản xạ nhai: Bé thích nuốt hơn, nhanh chóng bỏ qua giai đoạn nhai.
- Lười ăn: Khi bỏ qua phản xạ nhai thức ăn, vô hình chung khiến dịch vị không được kích thích, không có cảm giác thèm ăn, lâu dần bé biếng ăn, chậm tăng cân.
- Bị loét dạ dày: Ăn cháo xay thường xuyên, bé sẽ có phản xạ nôn trớ khi được ăn cháo hột hoặc có lợn cợn. Nôn trớ nhiều sẽ khiến bé loét thực quản, loét dạ dày.
- Bị ảnh hưởng cơ hàm: Nếu cháo xay được cho vào bình để bé ăn như tói quen bú bình, bé vô tình đã bị tước đoạt cơ hội làm quen với việc nhai, nuốt cũng như hạn chế sự phát triển và hoàn thiện của cơ hàm, gây ảnh hưởng đến kỹ năng nói khi bé lớn.
Cách nấu cháo rây cho bé kiểu Nhật
Cũng bắt đầu cho bé ăn dặm bằng cách rây cháo nhưng cách nuôi dạy con của mẹ Nhật lại được cho là khoa học, phù hợp với sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Tuần đầu tiên khi cho bé ăn dặm chỉ ăn cháo trắng nghiền nhuyễn, rây qua lưới (không nêm gia vị). Từ tuần thứ hai trở đi có thể cho bé ăn thêm một chút rau, củ, quả.
Với bé 5-6 tháng tuổi, tỉ lệ gạo nước nấu cháo là 1:10, bé 7 tháng 1:7. Dùng cốc nấu cháo nấu cùng vào nồi cơm điện của cả nhà, khi cơm chín thì ủ thêm 30-40 phút nữa. Sau đó dùng rây cháo chuyên dụng, rây và cất đông, tới khi nấu thì pha thêm nước rau.
Khi bé 8 tháng có thể không cần rây nữa, dùng chày hoặc cán thìa nghiền cháo ngay trong nồi, có hạt nguyên hạt vỡ, sau đó vẫn thêm nước rau làm loãng.
Ray cháo kiểu Nhật đã có trọn bộ dụng cụ chế biến, mẹ đừng lo
Đối với các nguyên liệu thịt, cá nấu kèm vì thường khó làm mịn hơn cháo, nên cần làm theo cách sau:
- Chọn loại thịt nạc, cá trắng
- Luộc thịt, cá lên, giữ nước dùng lại
- Đối với cá rây qua lưới. Sau đó hòa loãng ra bằng nước luộc. Thêm ít bột năng (hoặc bột sắn) đã hòa tan vào 1 chút nước, rồi hòa cùng bát cá. Quay vi sóng 20-30s.
- Đối với thịt: Giã qua thịt, rồi rây. Nếu làm cất đông thì có thể xay lẫn thịt và nước luộc chung bằng máy xay. Nếu chưa cảm thấy yên tâm, thì hãy cho tỉ lệ nước dùng nhiều hơn, cá thịt ít hơn, bé sẽ nuốt dễ hơn, tuy nhiên chỉ 1 vài bữa đầu thôi.
Nếu dùng cho bé theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật mẹ nên nhớ cách làm tăng độ thô: 5-6 tháng bé ăn cháo hạt mịn. Giai đoạn 7, 8 tháng ăn thô hơn. Lúc đầu giã hoặc nghiền cháo bằng cán thìa tất cả cháo. Tiếp đến, nghiền 1/2 phần cháo đó, còn lại 1/2 để nguyên hạt, rồi tăng dần thành cháo nguyên hạt…
Cách rây cháo cho bé thời điểm hiện tại không còn vất vả như xưa bởi đã có các dụng cụ hỗ trợ. Mẹ hoàn toàn có thể tìm mua cốc nấu cháo, rây cháo chuyên dụng tại các cửa hàng mẹ và bé. Quan trọng là phải hiểu đúng khái niệm rây cháo – hoàn toàn khác với xay nhuyễn cháo. Cho con ăn dặm kiểu Nhật phải kiên trì thì mới thành công, hái trái ngọt được.