Mua nhanh
Gọi ngay
Chức năng bình luận bị tắt ở Mẹ Việt chia sẻ thực đơn ăn dặm lý tưởng cho bé 6 tháng tuổi

Phương pháp ăn dặm đóng vai trò quyết định đến thói quen và khả năng ăn uống khi lớn lên của trẻ, việc ăn uống một cách khoa học, cân đối từ những năm đầu đời sẽ hỗ trợ cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ một cách toàn diện.

Trong năm đầu đời, vấn đề ăn dặm của con trẻ luôn là điều mà các ông bố bà mẹ quan tâm hàng đầu. Cho con ăn như thế nào, ăn món gì để con mau lớn và khỏe mạnh chính là nỗi băn khoăn thường trực của các bậc phụ huynh. Thực tế, có không ít các bà mẹ từng có những “trận chiến” miệt mài với việc ăn uống của con, luôn bắt ép con ăn và căng thẳng tột cùng khi thấy con chán ăn hoặc không thèm ăn. Chính vì vậy, phương pháp ăn dặm đóng vai trò quyết định đến thói quen và khả năng ăn uống khi lớn lên của trẻ, việc ăn uống một cách khoa học, cân đối từ những năm đầu đời sẽ hỗ trợ cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ một cách toàn diện.

Ăn dặm kiểu Nhật đã không còn quá xa lạ đối với hầu hết các mẹ Việt, nhờ cách chế biến khoa học, tỉ mỉ mà đa số các bé được áp dụng phương pháp này đã có khả năng ăn thực phẩm thô từ rất sớm, thậm chí, có bé hơn 1 tuổi đã có thể ăn được cơm nát thay cháo.

Mẹ Min Hun sẽ chia sẻ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật mà mẹ đã áp dụng cho bé từ lúc 6 tháng tuổi, mẹ Min Hun vẫn duy trì cho bé bú sữa mẹ kết hợp ăn dặm với cơ cấu bữa ăn cụ thể gồm 1 bữa ăn chính trong 1 tuần đầu với cháo và giới thiệu lần lượt các món hoa quả đơn giản như bơ, chuối, cà rốt, bí đỏ…cho bé. Sang tuần thứ 2, mẹ Min Hun đã tăng dần lượng thực phẩm và thêm một bữa ăn tráng miệng. Về nước dùng để nấu cháo ăn dặm cho bé, mẹ Min Hun cho biết: “Mình chế biến nước dùng dashi bằng rong biển và cá ngừ bào khô, hoặc dùng nước luộc 3 loại rau củ để nấu cháo cho bé, các món đều cho bé ăn riêng biệt, ưu tiên cho bé ăn rau củ trong giai đoạn này vì đây là những món dễ tiêu hóa, trộm vía bé ăn ngoan và ngon miệng”.

Ngoài ra, về quan điểm khi cho bé ăn, mẹ Min Hun cũng chia sẻ: “Mình chủ trương không ép bé ăn, nếu bé có dấu hiệu không thích là ngưng ngay, luôn nở nụ cười và trò chuyện với bé để bé cảm thấy bữa ăn thật thú vị. Tuyệt đối không mở TV, đem đồ chơi dụ bé vì điều này sẽ tạo thói quen không tốt cho bé và cũng không có lợi cho việc tiêu hóa của bé”.

Mời các mẹ tham khảo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật của mẹ Min Hun:

1. Cháo trộn sữa mẹ

cháo-nấu-sữa-mẹ

Món đầu tiên mẹ Min Hun giới thiệu cho bé chính là cháo trắng trộn sữa. Gạo nấu theo tỷ lệ 1/10 (1 gạo : 10 nước) đun lửa nhỏ đến khi vỡ hạt rồi rây nhuyễn, trộn với sữa mẹ khi vừa nguội sau đó bắt đầu cho bé dùng.

2. Táo hấp trộn sữa mẹ

táo-sữa-mẹ

Táo rửa sạch dưới vòi nước, gọt vỏ rồi cắt miếng vừa ăn, sau đó cho vào nồi và hấp cách thủy trong thời gian 10-15 phút đến khi táo chín. Sau khi táo chín, nghiền nhuyễn táo rồi trộn với sữa mẹ và cho bé dùng. Lượng sữa cho vào thức ăn tùy theo mẹ điều chỉnh để có độ sệt phù hợp cho bé.

3. Bí đỏ trộn sữa mẹ

bí-đỏ-sữa-mẹ

Bí đỏ sửa sạch, gọt vỏ rồi cắt miếng vừa ăn. Sau đó, cho vào nồi hấp cách thủy trong thời gian 10-15 phút đến khi chín rồi rây kết hợp nghiền nhuyễn bí đỏ sao cho dễ ăn, thêm lượng sữa mẹ phù hợp rồi cho bé dùng.

4. Bơ trộn sữa mẹ

bơ-sữa-mẹ

Nguyên liệu chỉ cần 1/4 quả bơ, thái miếng mỏng rồi rây và nghiền nhuyễn, sau đó trộn với sữa mẹ và cho bé dùng.

5. Cháo trắng và cà chua

cháo-cà-chua

Cháo trắng nấu với nước dùng dashi hoặc nước luộc rau củ, nấu lửa nhỏ đến khi cháo vỡ hạt rồi lọc qua rây. Cà chua luộc chín, bóc vỏ rồi nghiền nhuyễn. Khi cho bé ăn, cháo trắng, cà chua và nước luộc cà chua dùng riêng biệt, không trộn lẫn để bé có thể phân biệt rõ các loại thực phẩm.

6. Cháo trắng – Củ cải luộc – Táo hấp

cháo-củ-cải

Sau khi ăn dặm hơn 1 tuần, sang tuần thứ 2, các mẹ có thể tăng lượng thực phẩm lên cho bé thành 2, 3 món. Tuy nhiên, vẫn cần cho bé ăn riêng biệt các món để bé có thể làm quen với mùi vị đặc trưng của từng món. Cách chế biến cháo trắng và táo hấp tương tự như trên, riêng củ cải thì tương tự như chế biến bí đỏ hấp, các món đều được rây và nghiền nhuyễn, cho bé dùng kết hợp với nước luộc.

7. Cháo trắng – Hạt sen nghiền – Bơ trộn sữa

cháo-hạt-sen

Lần lượt cho bé ăn cháo trắng song song với hạt sen nghiền và cuối cùng cho bé ăn tráng miệng với món bơ trộn sữa mẹ. Nước hầm hạt sen cũng nên tận dụng cho bé dùng.

8. Cháo trắng – Cải bó xôi (rau bina) – Kiwi hấp

cháo-cải-bó-xôi

Tương tự như 2 thực đơn trên, các món đều được chế biến và cho bé dùng riêng biệt. Cải bó xôi (hay còn gọi là rau bina) luôn là một trong những thực phẩm có lợi hàng đầu cho sức khỏe của bé vì chứa hàng loạt vitamin nhóm B, omega-3 và canxi. Đây là thực phẩm mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua khi bắt đầu cho bé ăn dặm.

9. Cháo trắng – Măng tây – Chuối tiêu

cháo-măng

3 món này cũng được chế biến và cho bé dùng riêng biệt, mẹ nên cho bé dùng cả phần nước hấp luộc măng tây và tráng miệng cuối cùng với món chuối tiêu trộn sữa.

10. Tàu hũ non trộn cam – Cháo trắng – Nước luộc tráng miệng

cháo-tào-hũ

Tàu hũ non cắt 2-3 khoanh luộc chín sau đó nghiền nhuyễn, kế tiếp vắt 1 thìa cà phê nước cam vào trộn chung, nếu tỷ lệ sệt chưa được như ý, mẹ có thể thêm nước luộc tàu hũ vào (vì dạ dày bé còn yếu, nước cam có khá nhiều axit nên giai đoạn này chỉ cần cho bé ăn 1-2 thìa cà phê là được). Nước luộc tráng miệng được chế biến với 3 loại rau củ tự chọn. Cháo nấu chín theo tỷ lệ 1/10 với nước dùng dashi.

11. Cháo trắng – Bắp hấp – Cà rốt hấp

cháo-bắp

Các món rau củ mẹ có thể chế biến trước và trữ đông, đến khi cần cho bé ăn thì rã đông bằng lò vi sóng hoặc cho vào nồi (chảo) đun lên, đến lúc cho bé ăn sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn.

12. Cháo trắng – Bắp cải – Bơ nghiền

cháo-bắp-cải

Cháo trắng được nấu với nước dùng dashi hoặc nước luộc 3 loại rau củ. Bắp cải trắng hấp chín rồi xay nhuyễn, thêm nước luộc bắp cải vào khi xay để món ăn có độ sệt vừa ý. Cho bé dùng lần lượt 2 món trên, cuối cùng là ăn tráng miệng với bơ nghiền.

13. Cháo tàu hũ rau dền – Rau củ luộc

cháo-rau-dền

Cháo trắng nấu với nước dùng dashi ở độ lửa nhỏ đến khi vỡ hạt. Tàu hũ xắt 2-3 khoanh, nghiền nhuyễn và nấu chung với cháo, rau dền rửa sạch và xắt nhuyễn cho vào cuối cùng khi cháo đã chín. Sau đó, mẹ có thể cho bé dùng.

14. Cháo đậu que – Táo hấp nghiền

cháo-đậu-que

Đậu que rửa sạch, tước xơ rồi xắt miếng vừa ăn. Đun sôi nước dashi và cho gạo (đã ngâm 15 phút) vào nấu đến khi gạo vừa vỡ hạt thì cho đậu que vào, khi đậu vừa chín thì vớt đậu ra và rây nhuyễn, khi vừa rây xong, cho đậu que trở vào cháo rồi cho bé dùng. Cho bé ăn thêm một bữa phụ trong ngày với món táo hấp nghiền nhuyễn.

15. Cháo măng tây – Bơ dầm sữa mẹ

Cháo-măng-tây

Cách nấu tương tự như trên, sau khi cho bé ăn cháo thì thêm một bữa ăn phụ trong ngày với món bơ dầm trộn sữa mẹ.

Nước dùng dashi của mẹ Min Hun

Mẹ Min Hun cho biết : “Mình nấu nước dashi cho mỗi bữa luôn chứ kho trữ đông như các mẹ khác, tuy nhiên, nếu các mẹ không có nhiều thời gian để nấu cho mỗi bữa thì có thể nấu trước sau đó để nguội và cho vào khay đá để trữ đông.”

Cách nấu nước dashi:

Nguyên liệu gồm có rong biển và cá ngừ bào.

Bước 1: Lấy một nhúm nhỏ ong biển khô hoặc lấy 1/2 miếng rong biển chiều dài gần 1 gang tay, rộng khoảng 3-5cm rửa bằng nước thường thật sạch. Sau đó ngâm vào nước trong thời gian 10 phút cho rong biển nở ra.

Bước 2: Đun sôi rong biển rồi ninh nhỏ lửa nồi nước ngâm rong biển ở trên khoảng 5 phút, sau đó bốc 1 nhúm cá bào bỏ vào, đun thêm khoảng 1 phút nữa thì tắt bếp.

Bước 3: Lọc lấy nước bỏ bã sẽ có nước dashi.

Theo mẹ Min Hun chia sẻ: “Bã của nước dashi các mẹ có thể ăn được vì có tác dụng lợi sữa. Bã cá bào có thể dùng để tráng trứng, còn rong biển đã ninh có thể xắt mỏng cho vào cùng 1 món salad nào đó ăn cũng rất ngon. Nước dashi có thể dùng để nấu cháo, súp, làm chawanmushi (món trứng hấp của Nhật), nấu udon (mỳ Nhật)…Nước dashi thơm, vị thanh thanh, giàu canxi mà lại không béo, không gây đầy bụng và thật sự rất nên dùng cho các bé mới tập ăn dặm”.

4/5 - (3 bình chọn)

TOP