Tóm tắt
Trẻ sơ sinh thiếu canxi thường xuyên và kéo dài sẽ dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng chậm lớn và ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển về sau của trẻ.
Ngay từ giai đoạn nhũ nhi, canxi có vai trò quan trọng quyết định độ cứng cáp và sự phát triển xương của trẻ. Sau khi sinh trẻ sơ sinh thiếu canxi kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao và ảnh hưởng quá trình phát triển toàn diện của trẻ sau này.
Nhu cầu canxi hằng ngày của trẻ
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu được khuyên bổ sung canxi đầy đủ vì không chỉ tốt cho mẹ mà còn giúp trẻ sơ sinh phát triển toàn diện về hệ xương. Với trẻ, sau khi sinh, canxi tiếp tục đóng vai trò với sự phát triển chiều cao và sức khỏe xương của trẻ. Trẻ càng lớn nhu cần canxi càng cao.
Trẻ sơ sinh thiếu canxi kéo dài dẫn tới dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn,…
Theo thống kê gần đây nhất của Viện nghiên cứu Y – Xã hội học, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam là 29,3%. Một phần lý do do trẻ bị thiếu canxi. Chính vì vậy mẹ cần bổ sung canxi đầy đủ cho trẻ. Nếu để trẻ thiếu canxi lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị còi xương, chậm lớn, và có nguy cơ dẫn đến các bệnh lý khác.
Bổ sung đủ, đúng cách là tốt nhưng nếu thừa canxi cũng gây ra nhiều hậu quả không tốt như: Tăng nguy cơ bị táo bón, buồn non, đau xương về lâu dài canxi có thể tích tụ làm gây vôi hóa thận, giảm hấp thụ các chất khoáng như sắt, kẽm,…
Dấu hiệu trẻ đang thiếu canxi
Tùy thuộc vào mức độ thiếu canxi ở trẻ nặng hay nhẹ mà có những triệu chứng khác nhau. Phổ biến nhất là một số dấu hiệu dưới đây:
- Trẻ thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon giấc, ngủ hay giật mình.
- Trẻ hay vặn mình, ọc sữa, nôn trớ.
- Trẻ ra nhiều mồ hôi, nhiều nhất là khi ngủ.
- Tóc trẻ rụng thành đường hình vành khăn sau gáy.
- Trẻ hay bị co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt,…
Có nhiều trường hợp trẻ bị thiếu canxi nặng ngưng thở, thở nhanh, tăng nhịp tim, gây suy tim. Hệ lụy kèm theo là thóp trẻ chậm cứng, đầu bẹt, lồng ngực nhô, chân vòng kiềng hoặc tạo hình chữ bát, răng mọc chậm, chậm phát triển kỹ năng vận động.
Bổ sung canxi “chuẩn” từng giai đoạn
Giai đoạn nhũ nhi
Ngay khi mang thai tuần đầu mẹ đã cần bổ sung canxi. Khi thai nhi được khoảng 20 tuần tuổi sẽ bắt đầu hình thành xương, cung hàm, mầm răng,… Nếu mẹ ăn uống đủ chất, tăng cân 10-20kg và bổ sung canxi đúng cách thì trẻ sinh ra có thể cao tới 50 cm.
Giai đoạn này thiếu canxi trẻ sinh ra nhẹ cân, còi cọc, hay quấy khóc. Mặt khác, răng và xương hàm phát triển kém sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển các xương ở mặt. Theo các bác sĩ, thời kỳ bầu bì mẹ cần được cung cấp khoảng 1.500 – 2.000 mg canxi để đáp ứng nhu cầu của cơ thể mẹ và của thai nhi.
Giai đoạn 0-3 tuổi
Sau khi sinh tới khi tròn 3 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển chiều cao mạnh mẽ nhất nhưng cũng chính là thời điểm trẻ dễ mắc phải các vấn đề như biếng ăn, các bệnh hô hấp, đường ruột,… dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn.
Nếu được chăm sóc tốt 2 năm đầu chiều cao của trẻ sẽ thay đổi đáng kể. Cụ thể mỗi năm trẻ tăng 25 cm, năm thứ 3 tiếp tục tăng 20 cm. Theo nghiên cứu, khoảng thời gian này chiều cao của trẻ phát triển khoảng 60% chiều cao sau khi trẻ trưởng thành.
Bổ sung canxi cho trẻ thông qua việc cải thiện chất lượng sữa mẹ hoặc thực đơn ăn dặm
Số liệu từ Bộ Y tế cho thấy, liều lượng canxi cần bổ sung hằng ngày cho trẻ giai đoạn này:
- Trẻ 0-6 tháng tuổi: 300 mg/ngày
- Trẻ 7-12 tháng tuổi: 400 mg/ngày
- Trẻ 1-3 tuổi: 500 mg/ngày
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ là nguồn bổ sung canxi chính. Trên 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ, trẻ ăn dặm nên được cung cấp thêm canxi từ các món ăn và sữa bột.
Khi con đang lớn
Càng lớn nhu cầu canxi cơ thể cần càng tăng. Giai đoạn này hàm lượng canxi cần bổ sung mỗi ngày như sau:
- Trẻ 4-6 tuổi: 600 mg/ngày
- Trẻ 7-9 tuổi: 700 mg/ngày
Trẻ đã lớn và có thể ăn cơm cùng nhiều loại thức ăn khác nhau nên mẹ có thể chủ động kết hợp nhiều loại thực phẩm, chế biến món ăn phong phú trong thực đơn mỗi ngày. Ngoài ăn uống thì rèn luyện thể lực bằng các môn thể thao hữu ích như bơi lội, cầu lông, đạp xe, chạy bộ, bóng rổ, bóng chuyền… cũng giúp phần giúp cơ thể phát triển toàn diện.
Trẻ sơ sinh thiếu canxi là điều đáng lo. Chính vì vậy ngay từ khi mang thai, sau khi sinh cho tới khi trẻ trưởng thành mẹ cần có những bước chuẩn bị cụ thể để bổ sung canxi đủ cho trẻ.