Mua nhanh
Gọi ngay
0

Hiện tượng hăm tã xảy ra ở nhiều trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ có số tuổi dưới 24 tháng. Hăm có thể khiến bé yêu có cảm giác khó chịu, khóc quấy, cáu gắt,… làm bố mẹ lo lắng. Các mẹ hãy cùng chuyên gia tìm hiểu hăm và các phương pháp chống hăm hiệu quả trong bài viết này nhé. Bên cạnh đó các mẹ cũng có thể biết được kem chống hăm loại nào tốt trên thị trường hiện nay nữa đấy.

Bên cạnh các biện pháp phòng tránh hăm cho trẻ thì các mẹ cũng có thể tham khảo loại kem chống hăm tốt và an toàn để trẻ có thể sử dụng. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên để ý kiểm tra kỹ thông tin các thành phần có trong các loại kem chống hăm để lựa chọn được loại sản phẩm tốt nhất cho bé.

Hăm là gì?

Bệnh hăm da ( Intertrigo ) là tình trạng viêm tại các nếp gấp da như nách, cổ, háng ( bẹn ), kẽ ngón tay, chân, … biểu hiện của bệnh là nổi mẩn đỏ, u hạt lan tỏa, bong vảy,… nặng hơn là lở loét, đau rát, ứ dịch,…

Bệnh hăm da thường gặp ở người có cơ địa suy giảm miễn dịch, đái đường, người béo phì và trẻ sơ sinh.

kem-chong-ham-cho-tre-so-sinh-loai-nao-tot-va-dap-an-tu-chuyen-gia-9

Trẻ sơ sinh bị hăm tã.

Nguyên nhân gây hăm ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh thì bệnh hăm da cốt tử có nguyên lai từ kích ứng bỉm tã, cha mẹ quấn bỉm cho bé quá chặt, không thường xuyên thay bỉm khiến da bé bị ẩm ướt liên tục. Bên cạnh đó, môi trường chất thải ( phân và nước tiểu ) là tác nhân chính gây bệnh hăm da ở trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, trẻ bị bệnh hăm da còn có vài nguyên nhân khác như mẹ và bé dùng thực phẩm lạ, chứa nhiều axit, hay uống kháng sinh, bé bị đi rửa dài ngày, da trẻ bị nhiễm trùng nấm men – nấm Candida,…

Các dạng hăm tã ở trẻ và cách phòng ngừa

Một khi da bị kích thích sẽ chuyển thành màu đỏ, nóng lên, khô ráp và có thể dẫn tới các dạng nhiễm trùng. Những chất kích ứng phổ biến nhất là phân, nước tiểu, vi khuẩn từ nước tiểu và phân, chất tẩy, hương thơm và thuốc nhuộm từ tã giấy, khăn ướt cho trẻ em… Thuật ngữ “hăm tã” dùng để mô tả các tình trạng da khác nhau ở vùng mặc tã.

Các dạng hăm tã ở trẻ sơ sinh:

Viêm da phồng rộp (phồng rộp do tã): Đây là dạng phổ biến nhất của hăm tã. Nó có thể khiến cho vùng sinh dục và các nếp gấp ở đùi, mông đỏ lên và sưng phồng. Phồng rộp da do chính tã gây ra hoặc vì trẻ mặc tã ướt và bẩn quá lâu. Dạng hăm này thường xuất hiện rồi tự biến mất, có thể thoa thuốc mỡ loại nhẹ; nó chỉ khiến bé hơi khó chịu, miễn là không trở nên phức tạp vì một chứng nhiễm trùng phụ.

Viêm da dị ứng (Eczema: chàm bội nhiễm): Kiểu hăm này thể hiện dưới dạng các mảng đỏ đóng vảy trên chân và vùng háng. Nó có thể kéo sang các vùng khác của cơ thể trong lúc lan ra khu vực mặc tã ở những bé thuộc phạm vi 6 – 12 tháng tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm da dị ứng như chất gây dị ứng, chất kích ứng, các yếu tố môi trường và di truyền. Điều trị bằng thuốc mỡ chuyên dụng hoặc thuốc theo toa.

Viêm da candidal (nhiễm trùng nấm men): Dạng hăm này nhẹ và làm bé đau, xuất hiện ở những nếp gấp tại bộ phận sinh dục, chân và nếp gấp giữa bụng với đùi của bé. Nó sẽ bắt đầu bằng những nốt đỏ nhỏ dần dần hiện ra nhiều hơn và hình thành một mảng đỏ rực lan rộng dễ thấy. Nguyên nhân phổ biến nhất của dạng hăm tã này là do bạn cho trẻ dùng thuốc kháng sinh. Có thể điều trị với kem đặc trị do bác sĩ kê toa.

Viêm da quanh hậu môn: Vệt đỏ đổi màu từ đỏ tươi sang đỏ sẫm quanh hậu môn là dấu hiệu nhận biết điển hình. Tình trạng này thường gặp ở các bé bú sữa bình vì phân của các bé chứa nhiều kiềm hơn mức bình thường. Dạng viêm này thường không xuất hiện ở trẻ bú sữa mẹ cho đến sau khi bé tập ăn dặm. Đa số trẻ sơ sinh đều sẽ gặp phải tình trạng này ở một giai đoạn nào đó trong những năm đầu đời.

Bệnh chốc lở: Đây là dạng hăm tã được nhận biết bằng những mảng cứng nâu vàng, mụn nhọt hay vết phồng giộp đầy mủ kèm theo nhiều nốt đỏ xung quanh. Nó có thể bao phủ phần mông, bụng dưới, hậu môn, rốn và đùi sau đó lan ra các phần khác trên cơ thể. Bệnh chốc lở do vi khuẩn gây ra (streptococci hoặc staphylococci). Nếu cho rằng chứng hăm tã ở bé là nhiễm trùng vi khuẩn, mẹ nên báo với bác sĩ ngay lập tức để được kê thuốc thoa hoặc thuốc kháng sinh dạng uống.

Viêm da ngấn tã: Một dạng kích ứng da xảy ra do rìa hoặc mép tã cọ xát vào da. Dấu hiệu nhận biết là da tấy đỏ và bị kích thích. Chứng hăm tã này xuất hiện ở nếp gấp của chân hoặc bụng trên và sẽ nặng hơn do chất ẩm và hơi nóng. Có thể điều trị bằng phấn chuyên dụng hoặc thuốc mỡ không cần kê toa.

Viêm da cọ xát: Các nếp gấp da cọ xát lẫn nhau và gây ra một dạng hăm tã trên làn da nhạy cảm của bé. Cách nhận biết là trên da xuất hiện những vùng bị ửng đỏ ở các nếp gấp giữa đùi với bụng và thỉnh thoảng ở nách. Thông thường nó được điều trị bằng thuốc mỡ hoặc phấn không kê toa.

Điều trị và phòng ngừa hăm tã cho trẻ

Điều trị

  • Giữ bé khô thoáng là cách chữa trị hăm tã hữu hiệu nhất.
  • Thường xuyên thay tã cho bé – đừng để bé mặc những chiếc tã ướt và bẩn.
  • Thoa thuốc mỡ để tạo lớp cản giữa da của bé và chất thải, nguyên nhân gây ra kích ứng da và nhiễm trùng. Có thể sử dụng loại kem có chứa oxít kẽm trắng – chúng tạo lớp dày hơn keo chứa dầu, giữ lại trên da lâu hơn và bảo vệ da tốt hơn, và không phải thoa lại mỗi lần thay tã.
  • Thay vì dùng khăn để lau, hãy thử sử dụng nước ấm chứa trong chai xịt để lau vùng mặc tã cho bé mà không phải chà xát nhiều. Khi cần lau rửa cho bé kỹ hơn, bạn nên sử dung khăn mềm hoặc miếng bông và lau hết sức nhẹ nhàng. Bạn có thể sử dụng xà phòng dạng nhẹ, không mùi. Sau đó để da bé khô tự nhiên hoặc sử dụng máy sấy ở chế độ thấp. Bạn cũng có thể để bé nằm chơi không tã một lúc trong cũi hoặc trên thảm chơi, có thể để một tấm hút nước bên dưới bé nếu có.

Trong những trường hợp nổi mẩn nghiêm trong do men nấm, bạn có thể sử dụng loại kem trị nấm thông thường, tuy nhiên nếu kỹ tính, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Bạn nên đưa bé đi bác sĩ ngay nếu bé bị hăm tã nhiều ngày hoặc đi kèm với lở loét diện rộng.

XEM THÊM: Coi chừng tử vong khi thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh

Phòng ngừa hăm tã

  • Giữ bé khô, sạch và mát là cách chắc chắn nhất để tránh hăm tã.
  • Thay tã cho bé thường xuyên và lau rửa vùng sinh dục kỹ. Tuy nhiên tránh lau quá mức bằng khăn tay có thể gây ra kích ứng và làm khô da. Trước khi mặc bỉm nên sử dụng 1 lớp thuốc mỡ ngừa hăm tã ( chứa Acid Linoleic và Vitamin E ) tạo lớp màng bảo vệ.
  • Đảm bảo tã không quá chật. Chừa chỗ cho không khí lưu thông quanh vùng mông của bé.
  • Nếu bạn đang cho bé bú, tiếp tục càng lâu càng tốt vì sữa mẹ có tác động đến độ pH trong nước tiểu và phân của bé, làm giảm hăm tã. Bé được bú sữa mẹ và mặc loại tã dùng một lần sẽ ít gặp hăm tã hơn.
  • Phòng tránh tiêu chảy , ăn thức ăn ít axit , lưu ý khi uống thuốc kháng sinh có tác động đến một điều gì đó đến thành phần nông dân chất thải gây hăm tã.

Các loại kem chống hăm cho trẻ sơ sinh theo lời khuyên từ chuyên gia

kem-chong-ham-cho-tre-so-sinh-loai-nao-tot-va-dap-an-tu-chuyen-gia-3

Kem chống hăm Sudo là sản phẩm có xuất xứ từ Anh chứa những thành phần tự nhiên an toàn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là loại kem diệt khuẩn an toàn, không có mùi. Ngoài tác dụng trị hăm đỏ bởi tã, bỉm giấy cho bé thì Sudocremcòn có tác dụng bôi khi bé/người lớn bị bỏng nhẹ, không bị vết thương hở, bỏng nước sôi, bỏng ống bô xe máy,bôi vào các vết côn trùng đốt như muỗi, kiến để tránh không cho vết thương loang rộng & tấy đỏ,bảo vệ da khi bị cháy nắng & bôi vào các vết trầy xước,bôi chữa trĩ hoặc trứng cá cho người lớn.

Link sản phẩm: https://sodafoods.com/shop/kem-chong-hamchua-bongmuoi-dot-sudocrem-60g120g/

4.8/5 - (5 bình chọn)

Leave a Comment

Your email address will not be published.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

TOP