Tóm tắt
Khi trẻ sơ sinh bị khò khè trong cổ họng điều đó đồng nghĩa với việc mẹ phải quan sát và theo dõi từng biểu hiện để sớm tìm ra nguyên nhân.
Từ sau khi sinh tới thời điểm trẻ dưới 1 tuổi, trẻ chưa thể tự nói lên thay đổi của cơ thể, việc lắng nghe bé rất quan trọng để giúp cha mẹ kịp thời phát hiện nhiều bệnh. Trong đó, trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng là hiện tượng thường xuyên gặp nhất.
Trẻ bị khò khè ở cổ họng khi mắc phải một số bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Cha mẹ thường rất lo lắng khi trẻ xuất hiện trạng thái này. Nguyên nhân vì sao và cách điều trị như thế nào, mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Thở khò khè là như thế nào?
Trẻ sơ sinh thở khò khè là khi tiếng thở của bé phát ra những tiếng khò khè. Mẹ có thể nghe rõ những tiếng này khi áp tai gần miệng, mũi bé. Đặc biệt khi bé ngủ, âm thanh này sẽ giống như tiếng ngáy, đôi khi chúng không đều nhịp.
Trẻ còn nhỏ thường rất dễ chịu sự tác động của vi khuẩn khiến phế quản có thể bị sưng, co thắt, phù nề gây khó khăn cho việc hô hấp.
Nguyên nhân phổ biến gây bệnh
Thở khò khè là dấu hiệu ban đầu của nhiều loại bệnh khác nhau, có bệnh nguy hiểm và có bệnh không. Để tìm ra biện pháp chữa trị phù hợp, đầu tiên mẹ phải xác định nguyên nhân gây ra tiếng khò khè trong hơi thở của trẻ.
- Thở khò khè là dấu hiệu thường gặp nhất của căn bệnh viêm phế quản, hen xuyễn hay viêm phổi.
- Bệnh cảm cúm, sốt thông thường cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó thở. Khi mới bị bệnh, trẻ có thể chỉ bị sốt, ho nhưng sau đó ho nhiều và có đờm rất dễ trở nên thở khò khè. Trường hợp này mẹ nên đưa bé đi khám vì có thể bé bị viêm phổi.
- Trẻ bị dị tật bất thường ở hệ hô hấp hoặc dị tật ở phổi cũng có triệu chứng ban đầu là thở khò khè.
- Những tác động bên ngoài cũng ảnh hưởng đến đường thở của bé như gối nằm quá cao, quần áo không phù hợp: quá chật, quá dày, quá nhiều, bé ngủ sấp…
Điều trị chứng khò khè ở trẻ sơ sinh
Vì có nhiều nguyên nhân dẫn khiến trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng, để tìm được phương pháp điều trị thích hợp, mẹ cần quan sát cẩn thận biểu hiện và tình trạng sức khỏe của bé.
Để hạn chế tình trạng thở khò khè, mẹ có thể tiến hành những việc sau: Vệ sinh hệ tai – mũi – họng cho bé sạch sẽ, luôn giữ chúng thông thoáng, không để ứ đờm trong khoang mũi.
Hằng ngày, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để làm vệ sinh sạch mũi bé:
- Đặt bé nằm ngay ngắn trên giường, giữ đầu bé nghiêng sang một bên.
- Nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mũi bé, đảm bảo độ nghiêng của đầu có thể để nước chảy từ từ vào khoang mũi. Nếu dùng lọ xịt, đặt vòi phun sát vạch lỗ mũi và ấn nhẹ.
- Sau 5 phút, mẹ dùng tăm bông lau lượng nước còn ứ đọng.
- Giữ cơ thể trẻ đủ ấm, hạn chế tình trạng nhiễm lạnh khiến bé sổ mũi. Nếu bé sổ mũi, tình trạng khịt vào làm cho nước mũi chảy ngược vào trong cuống họng gây khó thở.
- Cho trẻ uống nhiều nước để làm mát và sạch họng.
- Bôi tinh dầu tràm vào gan bàn chân của bé trước khi ngủ, hoặc pha với nước tắm bé.
Khi nào cần lo?
Trẻ bị khò khè ở cổ họng không phải là dấu hiệu quá nặng, tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện một trong các biểu hiện sau, mẹ nên đưa bé đến thăm khám tại bác sĩ chuyên môn ngay:
- Bé thở khò khè kèm nôn mửa, kèm theo những cơn sốt
- Bé thở khò khè một cách khó khăn, da bé tím tái, xanh xao
- Hiện tượng thở khò khè kéo dài không dứt, kéo dài trên 3 tuần
- Bé dưới 3 tháng tuổi có hiện tượng thở khò khè cần đưa đến bác sĩ ngay
Để hạn chế hiện tượng trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng, khó thở hay các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Ngoài việc chăm sóc bé đúng, mẹ cũng nên để ý đến các vật dụng xung quanh bé, cần:
- Dọn dẹp nhà thường xuyên, đảm bảo không khí không có nhiều bụi bẩn
- Thường xuyên giặt giũ mền, gối của trẻ
- Hạn chế để thú nhồi bông, đồ chơi có nguy cơ chứa nhiều bụi, lông gần bé