Nước mắm là một loại gia vị nêm nếm không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Nhưng liệu cách sử dụng của bạn có đúng hay đủ an toàn, dinh dưỡng cho gia đình của mình?
Theo định nghĩa truyền thống, nước mắm là phần chắt nước ủ được từ cá, tôm ướp muối lâu ngày. Trên phương diện khoa học, nước mắm là dung dịch đạm mà chủ yếu là các axit amin, được tạo nên từ quá trình thuỷ phân protein cá nhờ hệ enzym protease có trong cá.
Nó được sử dụng như một loại nước chấm hay là gia vị cho các món ăn thêm đậm đà. Đây là linh hồn của nền ẩm thực của các quốc gia Đông Nam Á mà đặc biệt là Việt Nam.
1Đun nước mắm quá lâu
Chúng ta thường có thói quen nêm nếm ngay sau khi bật bếp lên. Chính vì điều này, trong quá trình nấu, hương vị và vitamin của nước mắm sẽ bị bay đi dần và món ăn sẽ không còn nguyên vị đậm đà của nước mắm nữa. Dinh dưỡng của món ăn cũng vì thế mà không còn nữa.
Vì vậy, đối với món kho hoặc xào, bạn nên đun cho thịt chín mềm rồi cho nước mắm để tạo mùi thơm. Và với món canh thì chỉ nên cho nước mắm khi món ăn đã gần chín, rồi tắt bếp. Cách làm này vừa tạo hương vị đặc trưng, mà không bị mất các chất dinh dưỡng có trong nước mắm.
2Nêm nước mắm khi món ăn đang sôi
Khi món ăn đang sôi chính là lúc hương vị đạt chất lượng nhất, tuy nhiên nếu cho nước mắm vào lúc này thì axit amin có trong nước mắm sẽ biến mất, vừa làm mất dinh dưỡng lại khiến món ăn không có vị ngọt nữa.
Thức ăn của bạn cũng sẽ bị chuyển màu nâu sẫm do axit amin kết hợp với đường cùng gia vị khác khiến món ăn của bạn không còn hấp dẫn nữa. Vậy nên, hãy nêm nước mắm khi món ăn đã sắp hoàn thành và tắt bếp ngay nhé.
3Dùng nước mắm để ướp thịt
Theo truyền thống của người Việt thì nước mắm là một gia vị nêm ướp hoàn hảo cho món ăn thêm hương vị. Tuy nhiên nếu dùng nước mắm để ướp thịt thì sẽ khiến thịt bị cứng và khô hơn.
Thay vì thế, bạn nên ướp thịt với muối và đường sau cùng, khi món ăn đã sắp hoàn thành thì bạn cho thêm nước mắm vào nữa nhé!
4Sử dụng nước mắm phụ gia bán tràn lan ngoài thị trường
Hiện nay, những cơ sở sản xuất nước mắm kém chất lượng đã bị phát hiện. Họ dùng soda công nghiệp (Na2CO3) thay vì nguyên liệu truyền thống để sản xuất.
Những chất này không những không có dinh dưỡng mà còn có khả năng gây nhiễm độc cơ thể, các bộ phần như tim, gan, thận,..
5Phương pháp chọn nước mắm ngon
Vì để tránh nhầm lẫn mà gây hại cho gia đình mình thì các bà nội trợ nên tìm hiểu rõ cách để phân biệt nước mắm ngon mà dinh dưỡng. Nước mắm ngon phải đảm bảo được 3 yếu tố: độ đạm, màu sắc, và mùi vị.
Độ đạm thường được dán trên nhãn mác, độ đạm tự nhiên và nguyên chất thì thường chỉ từ 30 độ đến 42 độ. Nhiều người lầm tưởng, độ đạm càng cao thì sẽ càng ngon.
Tuy nhiên nếu nhãn mác có độ đạm cao hơn thế thì đó chưa chắc là tự nhiên mà thường có được từ các chất phụ gia, chất điều vị,.. Cũng có các loại nước mắm có độ đạm lên đến 60 độ. Những dòng nước mắm này thường có sự tham gia của công nghệ, cô rút muối.
Về màu sắc, nước mắm ngon thường có màu nâu đỏ đậm mà khi soi dưới ánh sáng thì lại trong suốt. Tuy nhiên, đừng lo lắng khi nước mắm trong quá trình sử dụng bị chuyển sang màu đậm và sẫm hơn nhé.
Bởi vì khi nước mắm được lên men truyền thống là từ cá và muối mà không có chất bảo quản tiếp xúc với không khí sẽ tạo ra phản ứng tự nhiên như vậy.
Quan trọng nhất là mùi vị, hương thơm của nước mắm nồng đậm, độ lưu hương đặc biệt khó phai. Nước mắm truyền thống khi nếm thử sẽ có vị mặn ở đầu lưỡi nhưng lại ngọt diệu, lan toả trong vòm họng.
Nên cách đơn giản nhất để chọn đúng loại nước mắm chính là nếm thử. Chỉ như thế, bạn sẽ biết đâu mới là loại nước mắm chất lượng.