Sát thủ của chị em phụ nữ
Chị Nguyễn Thu Hiền trú tại Nho Quan, Ninh Bình, 35 tuổi đã phát hiện mình mắc vú. Đến khám tại bệnh viện K trung ương cơ sở Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội, chị Hiền chết điếng khi bác sĩ gọi chị và người nhà vào thông báo chị đã bị vú giai đoạn 2. Các khối u đã bắt đầu phát triển.
Gần đây chị Hiền thấy ở đầu ngực hay có dịch vàng. Chị không biết bị làm sao vì ngực không thấy khối u. Đầu ti hơi thụt nên chị đi bệnh viện Đa khoa Ninh Bình kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ chụp CT nghi ngờ vú. Chị Hiền không tin nên đi Hà Nội kiểm tra thêm. Kết quả chị bị vú trái.
Chị không ngờ rằng mình đã bị vú giai đoạn 2.
Hai vợ chồng chị bán hàng tạp hóa. Anh Đài chồng chị nghiện thuốc lá nặng. Ngày nào anh cũng đốt 1- 2 bao. Anh coi việc hút thuốc lá là đương nhiên không liên quan gì đến ai. Khi nghe bác sĩ nói vợ bị và được tư vấn các tác nhân gây có khói thuốc, anh Đài giật mình. Có hôm nằm cạnh vợ anh cũng phì phèo hơi thuốc.
Trường hợp chị Phạm Thị Khanh trú tại Ý Yên, Nam Định thì khác. Chị Khanh làm giáo viên mầm non. Sàng lọc các yếu tố nguy cơ, chị Khanh ngỡ ngàng vì từ lâu chị tránh thai bằng thuốc tránh thai đường uống. Vì không đặt vòng được, chồng lại không chịu trách nhiệm tránh thai nên chị Khanh đành tự tránh thai bằng cách uống thuốc tránh thai hàng ngày. Đã 7 năm từ sau sinh cậu con trai thứ 7, ngày nào chị cũng làm bạn với viên tránh thai thành thói quen không bao giờ quên. Bác sĩ nghi ngờ có khả năng chị lạm dụng thuốc tránh thai quá nhiều.
Việc đàn ông từ chối nghĩa vụ “đeo bao” của mình đã trút gánh nặng tránh thai lên phụ nữ.
Căn bệnh của xã hội hiện đại
PGS Phạm Duy Hiển – Nguyên phó Giám đốc Bệnh viện K trung ương cho biết vú là loại thường gặp nhất ở phụ nữ và dường như song hành với lối sống hiện đại.
Ở các nước đang phát triển, nếu như trước đây tỷ lệ mắc chỉ khoảng dưới 10/100.000 thì năm 2012 đã lên tới 20-30 /100.000. Các nước ở Nam Âu, Đông Âu, Nam Mỹ vào khoảng 40-60/100.000 và ở Úc, Tây Âu, Bắc Mỹ, phụ nữ trên 50 tuổi có tỷ lệ mắc lên đến 150/100.000.
Tại Việt Nam, thống kê vào đầu những năm 2000 tỷ lệ này vào khoảng 16/100.000 phụ nữ, thì hiện nay con số này đã là 29/100.000 phụ nữ. Người ta chưa tìm được nguyên nhân trực tiếp gây vú. Nhiều nghiên cứu chỉ cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa một số yếu tố như hút hoặc hít khói thuốc lá, uống bia rượu, chế độ ăn uống nhiều năng lượng, ít rau xanh, hoa quả tươi và các chất xơ. Các thuốc tránh thai, nạo phá thai, sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm công nghiệp thậm chí có nghiên cứu cho biết ô nhiễm ánh sáng cũng gia tăng tỷ lệ vú.
Đàn ông hãy có trách nhiệm hơn khi nhả khói thuốc bên những người thân yêu.
PGS Hiển nhấn mạnh tuổi bắt đầu hút thuốc càng sớm, thời gian hút càng nhiều, hút thuốc trong thời gian mang thai có mối liên quan tương đối với vú, nguy cơ tăng lên đến 36-50%. Đặc biệt, hút thuốc thụ động cũng có tỉ lệ mắc vú tương đương như hút thuốc chủ động.
Đối với việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống, PGS Hiển cho biết dùng thuốc tránh thai đường uống kéo dài thường xuyên trên 5 năm làm tăng khả năng mắc vú lên 1.5 lần, uống trên 10 năm thì nguy cơ tăng lên 2 lần so với người không dùng. Nếu dừng không dùng sau 5 năm, khả năng mắc bệnh trở lại như người bình thường. Do đó, nam giới hãy có trách nhiệm mặc “áo mưa” để bảo vệ người phụ nữ của mình khỏi nguy cơ mang thai ngoài ý muốn.