Mua nhanh
Gọi ngay
Chức năng bình luận bị tắt ở Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng mang thai

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu sẽ thay đổi theo từng tháng mang thai. SodaFoods sẽ nêu cụ thể những điều dinh dưỡng mà bà bầu cần quan tâm:

1. Dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng đầu tiên

Trong tháng đầu thai kỳ, cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên khiến bà bầu có cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Vì vậy, ngoài đảm bảo 3 bữa chính, bà bầu nên ăn thêm các bữa phụ để tránh bị đói. Bên cạnh đó, trong thời điểm này mẹ bầu cần cung cấp đủ 200 – 300 calo mỗi ngày.

Woman Vomiting Into The Toilet Bowl

Trong tháng đầu tiên mang thai, bà bầu rất dễ bị buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, khó chịu. (Ảnh minh họa)

Khi mang thai tháng đầu tiên, bà bầu nên tăng cường ăn các loại thực phẩm cung cấp chất đạm (thịt, cá, gia cầm), thực phẩm chứa protein, sắt (phomat, trứng, đậu khô, đậu lăng, vài loại rau, gạo đỏ, ngũ cốc).

Ngoài ra, việc bổ sung thêm vitamin B11 và axit folic cũng cần thiết cho sự phát triển não bộ, các dây thần kinh của bào thai, giúp tránh những dị tật bẩm sinh đối với thai nhi. Tránh ăn những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, ngọt hoặc cay vì chúng chỉ khiến tình trạng ốm nghén của bà bầu thêm tồi tệ.

2. Dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ 2

Trong giai đoạn này, bào thai đang bắt đầu hình thành các bộ phận của cơ thể nên bà bầu cần phải ăn uống khoa học, hợp lý để đẩm bảo đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt, mẹ bầu cần bổ sung chất bột đường, chất đạm, chất béo để cung cấp năng lượng cho bào thai.

Các thực phẩm bà bầu nên ăn nhiều trong tháng thứ 2 là các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Ngoài ra, cố gắng hạn chế thức ăn nhiều calo, chất béo và đường.

A-xít folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này. Ngoài ra, bà bầu nhớ uống 2 ly sữa ít béo mỗi ngày vì đây là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời.

3. Dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ 3

Thai phụ cần phải tăng cường thêm rau củ và trái cây tươi bởi đây là nguồn cung cấp chất xơ chủ yếu. Mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung 300g rau củ để phòng ngừa biến chứng táo bón trong thai kỳ, đồng thời giúp cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng.

Mặt khác, bà bầu cũng cần sử dụng muối iốt thay cho muối thường để cung cấp đủ chất iốt trong quá trình tạo phôi và phát triển của thai nhi, phòng tránh suy giáp bẩm sinh và bệnh đần độn, thiểu năng trí tuệ.

 

Thai phụ cần phải tăng cường thêm rau củ và trái cây tươi vào chế độ ăn hàng ngày. (Ảnh minh họa)

Cần bổ sung các thực phẩm giàu kẽm (gan, hải sản như hàu, sò…), chứa nhiều đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, các loại đậu, phô mai…), thực phẩm giàu sắt (gan, huyết…). Bên cạnh đó, bà bầu có thể bổ sung thuốc vitamin, khoáng chất theo sự chỉ định của bác sĩ.

Nên uống đủ nước và uống 3-4 ly sữa ít béo mỗi ngày. Giảm đồ ăn vặt không thân thiện, nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến.

4. Dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ 4

Khi bắt bầu vào giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, bà bầu cần cung cấp đủ 340 calo mỗi ngày. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu không thể thiếu chất đạm, sắt, canxi và chất béo. Đồng thời bà bầu cũng cần bổ sung thêm các loại vitamin khác.

Tuyệt đối không nhai lệch về một bên và đặc biệt là không bỏ bữa hay nhịn ăn. Ít nhất sau 4 giờ đồng hồ, bà bầu nên nạp thêm thức ăn lành mạnh vào cơ thể để ngăn ngừa buồn nôn, ợ nóng, mệt mỏi và buồn ngủ.

5. Dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ 5

Khi đến tháng thứ 5, thai nhi phát triển rất nhanh nên mẹ cần có đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Bà bầu cần hấp thu các chất dinh dưỡng từ cá, thịt, trứng và chế phẩm từ đậu, rau có màu xanh, vàng, gan động vật… Thức ăn hàng ngày cho thai phụ tháng thứ năm cần đảm bảo 1,5mg canxi, 3300 đơn vị vitaminA, 6mg betacerofen, 100g vitaminC.

90076198

Bà bầu không nên ăn nhiều đường trong thai kỳ. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, ở tháng này, não của thai nhi bắt đầu phát triển nhanh, vì thế mẹ không nên ăn quá nhiều thịt đỏ bời chúng sẽ khiến cơ thể có nhiều axít, làm cho não của thai nhi không linh hoạt. Đồng thời cần hạn chế ăn quá nhiều đường trắng vì chúng không có lợi cho việc phát triển tế bào ở đại não.

Cơ thể mẹ bầu tháng thứ 5 bắt đầu trở nên cồng kềnh, nguyên do thường vì cơ thể tích quá nhiều nước. Vì vậy, bà bầu nên hạn chế ăn mặn, giảm lượng muối trong lúc nấu ăn, tránh thực phầm nhiều muối như khoai tây chiên, đồ ăn chế biến sẵn, dưa chua, ô-liu và các loại thịt xông khói.

6. Dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ 6

Trong tháng thứ 6, bà bầu cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt và canxi như thịt động vật, cá, các loại đậu, rau củ quả, sữa và sản phẩm từ sữa để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở bà bầu và bệnh loãng xương, đau răng, viêm lợi hoặc gù lưng ở trẻ. Ngoài ra, bà bầu cũng cần hạn chế ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ và muối để tránh bị cao huyết áp, phù chân và các bệnh về tim mạch.

7. Dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ 7

Khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ, lượng calo và dinh dưỡng bà bầu cần nạp vào cơ thể tương đương tới 6-7kg thể trọng, tức thai phụ cần tăng 6-7kg để có thể có đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối không thể thiếu các chất dinh dưỡng gồm chất đạm (protein), chất béo, chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất.

che-do-dinh-duong-cho-ba-bau-theo-tung-thang-mang-thai-6-1505030447-width600height400

Bà bầu nên ăn nhiều ngũ cốc trong tháng thứ 7. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, trong tháng thứ 7, thai phụ cần bổ sung các loại đồ ăn nóng, nhiều gạo, ngũ cốc, đậu đỏ, đậu xanh với liều lượng vừa đủ. Hơn nữa, mẹ cũng nên chú ý đến các chất như canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm, sắt, vitamin,…

8. Dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ 8

Tầm quan trọng của omega-3 trong 3 tháng cuối thai kỳ là không thể phủ nhận. Sự tăng trường và phát triển trí não của trẻ nhanh nhất trong giai đoạn này. Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh từ các loại hạt, quả óc chó, cá hồi,… Tư vấn bác sĩ để nạp omega-3 từ các nguồn vitamin bổ sung khác.

Bà bầu nên chọn các món ăn có giá trị dinh dưỡng cao để bổ sung vào thực đơn hàng ngày như gạo, ngũ cốc, trứng gà, thịt bò, cá, gan động vật, các loại đậu, rau, trái cây, dầu chưng cất… Đồng thời bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu omega-3 để đảm bảo sự phát triển trí não của trẻ.

Bà bầu không nên lạm dụng các chất bổ như dầu gan cá, vitamin, nhân sâm để tránh gây hại cho thai nhi. Ngoài ra, ở thời điểm này, thai phụ nên hạn chế ăn các loại đồ ngọt, nhiều đường, mỡ mà ngược lại nên ăn nhiều rau xanh để tránh gây khó khăn cho việc sinh nở. Tránh ăn đậu nành, khoai, quả hồng để ngăn ngừa các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi.

9. Dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ 9

Trong 4 tuần cuối, thai nhi phát triển rất nhanh vì phụ nữ mang thai tháng thứ 9 thường đòi hỏi rất cao về dinh dưỡng. Bởi chất dinh dưỡng trong giai đoạn này không chỉ cung cấp cho sự phát triển của thai nhi mà còn dự trữ lại một phần trong cơ thể mẹ để chuẩn bị cho ngày “vượt cạn”.

Trong tháng cuối này, bầu nên chọn những loại thức ăn có khối lượng nhỏ mà dinh dưỡng cao như trứng, sữa, tôm, cua, rong biển, gan lợn, xương sườn, các loại rau có màu vàng, xanh, hoa quả. Đồng thời, bổ sung thêm các vitamin từ rau xanh và trái cây, ăn nhiều thức ăn thanh đạm nhằm tăng cường sức đề kháng cũng như hấp thụ dưỡng chất dễ dàng. Không nên ăn nhiều muối để tránh phát sinh các chứng bệnh nguy hiểm như cao huyết áp…

che-do-dinh-duong-cho-ba-bau-theo-tung-thang-mang-thai-7-1505030337-width600height400

Phụ nữ mang thai tháng thứ 9 thường đòi hỏi rất cao về dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)

Nhiều mẹ bầu cho biết dù mình ăn rất nhiều đồ bổ dưỡng mà không hiểu sao chỉ có mẹ lên cân còn con thì vẫn chưa đạt tiêu chuẩn. Tăng cân quá mức khi mang thai có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm như tiểu đường, cao huyết áp, tiền sản giật, sinh non,…

Vì vậy, ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu sao cho hợp lý, khoa học. Sau đây là một số nguyên tắc ăn uống bà bầu nên áp dụng để “vào con mà không vào mẹ”.

– Chia nhỏ các bữa ăn: Mẹ bầu nên chia ra thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ một ngày.

– Ăn nhiều rau xanh.

– Chế độ dinh dưỡng đa dạng, phong phú.

– Ăn chậm, nhai kỹ.

– Uống đủ nước, tránh xa rượu bia, nước ngọt

4.6/5 - (12 bình chọn)

TOP