Trong năm 2017, các điều khoản dành cho lao động nam có vợ sinh con sẽ tiếp tục được áp dụng trên văn bản pháp luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.
Các mẹ công sở thì rành chuyện bảo hiểm xã hội (BHXH) lắm rồi vì họ được đóng theo công ty và sinh đẻ tất tần tật đều có bảo hiểm lo hết. Nhưng với những bà mẹ ở nhà chăm con hay ở nhà lo công việc buôn bán, kinh doanh nhỏ lẻ thì khi sinh đẻ, muốn có cái bảo hiểm xã hội cho nhẹ chi phí cũng không biết phải làm sao cả.
Trước đây, mình mang thai đứa đầu, người yếu lắm nên nghỉ ở nhà suốt 7 th.á.n.g. Ở công ty cũ, do quy mô nhỏ nên họ cũng trốn thuế, không đóng bảo hiểm cho mình. Đến khi sinh, vợ chồng mình chỉ trông chờ vào đầu lương chồng nên kinh tế cực kỳ khó khăn. Sau này, mình gởi con đi học, tình cờ nghe mấy phụ huynh kháo với nhau mới biết hóa ra dù ở nhà sinh con, không đi làm, không đóng bảo hiểm thì vẫn được hưởng trợ cấp BHXH nha!
Tất nhiên, để được hưởng BHXH theo cách này thì chồng các mẹ phải được tham gia BHXH nha! Trước năm 2014, chế độ thai sản không có những điều khoản dành cho lao động nam khi vợ sinh con. Tuy nhiên, theo quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2016 thì các quyền lợi của người lao động nam khi có vợ sinh đã được bổ sung thêm rất nhiều điều khoản.
Trong năm 2017, các điều khoản dành cho lao động nam có vợ sinh con sẽ tiếp tục được áp dụng trên văn bản pháp luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2016. Như vậy, ngoài việc được hưởng số ngày nghỉ theo vợ, lao động nam đóng bảo hiểm xã hội còn có thể được hưởng trợ cấp thai sản thay cho vợ. Cụ thể như thế nào, các mẹ theo dõi điều luật dưới đây nhé!
Theo Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2016, thời gian hưởng chế độ bảo hiểm khi vợ sinh con được quy định như sau:
Đối với số ngày nghỉ không trừ lương:
“Điều 2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 5 ngày làm việc;
b) 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con”.
Đối với mức trợ cấp thai sản:
Theo điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng chế độ thai sản 1 ngày của lao động nam được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo th.á.n.g chia cho 24 ngày. Ví dụ mức hưởng chế độ thai sản theo th.á.n.g của chồng là 10 triệu thì lấy 10 triệu đó chia 24 ngày lương.
Ngoài ra, theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về việc trợ cấp một lần khi sinh con thì “Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận con nuôi dưới 6 th.á.n.g tuổi thì được trợ cấp 1 lần cho mỗi đứa con bằng 2 lần mức lương cơ sở vào đúng th.á.n.g lao động nữ sinh con hoặc nhận con nuôi”.
Đối với những thai phụ không đi làm, ở nhà sinh con và không đóng bảo hiểm thì sẽ được hưởng trợ cấp theo bảo hiểm của chồng. Cụ thể, chồng đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở vào đúng th.á.n.g sinh. Chẳng hạn, khi vợ sinh, chồng có mức lương cơ sở là 2 triệu thì khi nhận trợ cấp thai sản cho vợ sẽ được hưởng 4 triệu.
Quan trọng nhất là bạn phải chuẩn bị đủ hồ sơ để xác nhận hai vấn đề:
– Vợ bạn sinh con: giấy chứng sinh, giấy đăng lý kết hôn, sổ hộ khẩu, CMND.
– Bản xác nhận vợ chưa tham gia BHXH: Làm đơn gửi UBND cấp xã nơi bạn cư trú xác nhận về nội dung trên để cơ quan làm thủ tục bạn hưởng trợ cấp BHXH khi vợ sinh con.
Nếu muốn biết rõ điều khoản, bạn xem thêm:
Điểm b, khoản 2, Điều 5, Nghị định 23/2015/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, quy định: “UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm: Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
Điều 8 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu chứng thực: Người yêu cầu chứng thực có quyền yêu cầu chứng thực tại bất kỳ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nào thuận tiện nhất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6, Điều 5 của Nghị định này. Trong trường hợp bị từ chối chứng thực thì có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức từ chối giải thích rõ lý do bằng văn bản hoặc khiếu nại theo quy định của pháp luật. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ, văn bản mà mình yêu cầu chứng thực hoặc xuất trình khi làm thủ tục chứng thực theo quy định của Nghị định này.