Mua nhanh
Gọi ngay

Sự phát triển của thai nhi 16 tuần tuổi

Thai nhi 16 tuần phát triển như thế nào?

Em bé của mẹ lúc này có kích thước của một quả bơ, nặng khoảng 100g và dài khoảng 12cm tính từ đầu đến chân.

Bé con của mẹ giờ đây có thể tự giữ thẳng đầu mình. Sự phát triển cơ mặt của bé cũng cho phép bé thể hiện cảm xúc bằng một loạt biểu cảm, chẳng hạn như nheo mắt và cau mày.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 16

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Khi mẹ cảm thấy chộn rộn trong bụng, đó có thể là lúc bé đang đá vào bụng mẹ. Hầu hết các bà mẹ sẽ trải qua cột mốc này vào giữa tuần thứ 16 và 20 của thai kỳ. Nhưng mẹ đừng nên mong đợi một cú đá mạnh như thi triển một thế võ nào đó từ thiên thần nhỏ trong người nhé! Những cú đá đầu tiên của bé thường rất nhẹ và mẹ có thể nhầm chúng với chứng nào đó gây bất ổn dạ dày hoặc khó tiêu, đặc biệt là khi đây là lần đầu tiên bạn làm mẹ.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Đôi khi mẹ sẽ cảm thấy hơi khó thở một chút. Đừng lo lắng! Khó thở là một hiện tượng hết sức bình thường và rất nhiều phụ nữ mang thai tuần 16 trải qua điều này vào tam cá nguyệt thứ hai trong quá trình phát triển của thai nhi. Thủ phạm đáng ghét chính là hormone mang thai trong cơ thể của mẹ. Các hormone này kích thích trung tâm hô hấp, khiến cho tần số và độ sâu hơi thở của mẹ đều tăng lên. Hậu quả là mẹ có thể cảm thấy khó thở sau khi làm những việc cực kì nhẹ nhàng như đi tắm. Hormone thai kỳ cũng làm cho các mao mạch trong cơ thể, bao gồm cả đường hô hấp, trở nên sưng phồng; làm giãn các cơ bắp của phổi và khí quản, từ đó khiến mẹ thở khó nhọc hơn. Một nguyên nhân khác của hiện tượng khó thở trong thai kỳ là khi thai trở nên to hơn, tử cung sẽ đẩy mạnh vào cơ hoành và chen chỗ với phổi, do đó mà phổi của mẹ sẽ khó có thể mở rộng hoàn toàn khi mẹ hít thở.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 16 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Nếu mẹ đi khám và bác sĩ phát hiện ra là có đường trong nước tiểu của mẹ, đừng quá lo lắng! Cơ thể của mẹ có thể chỉ đang làm những điều cần thiết để đảm bảo rằng thai nhi tuần 16 của mẹ nhận đủ lượng đường glucose bởi bé phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ để có được những chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, hormone insulin sẽ điều chỉnh mức độ đường trong máu và đảm bảo rằng cơ thể mẹ nạp đủ lượng đường cần cho các tế vào trong cơ thể. Đôi khi các phản ứng kháng insulin mạnh đến nỗi lượng đường trong máu mẹ sẽ nhiều hơn mức cần thiết, lượng đường dư thừa sau đó sẽ được đổ vào nước tiểu. Đó chính là nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường thai kỳ trở nên rất phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng thứ hai của thai kỳ – khi những phản ứng kháng insulin của cơ thể mẹ trở nên mạnh mẽ hơn. Tốt nhất mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ và xin được tư vấn để có thể trang bị cho mình một lượng kiến thức đầy đủ về bệnh này.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Giữa tuần 16 và 18 của thai kỳ, bác sĩ có thể cho mẹ thực hiện xét nghiệm để đo mức alpha-fetoprotein (AFP – một protein được sản xuất bởi bào thai) và hormone mang thai HCG, estriol trong máu của người mẹ. Đồng thời bác sĩ cũng đo mức độ của một chất bổ sung được gọi là inhibin-A trong cơ thể mẹ.

Nếu mẹ đã được xét nghiệm máu hoặc siêu âm trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, kết quả của hai xét nghiệm này được gọi là xét nghiệm tích hợp. Mẹ sẽ biết liệu bé con của mình có nguy cơ mắc phải các khiếm khuyết ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống hoặc bị nhiễm sắc thể bất thường, chẳng hạn như hội chứng Down hay không.

Hãy yên tâm rằng kết quả bất thường không nhất thiết đồng nghĩa với việc con mẹ có vấn đề. Tuy nhiên, sau đó mẹ sẽ phải thực hiện nhiều xét nghiệm chuyên sâu hơn để bảo đảm tình trạng sức khỏe của chính mình. Hãy trò chuyện với bác sĩ để tìm hiểu về những rủi ro và lợi thế của các xét nghiệm này nhé.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 16

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

1. Bơi lội

Bơi lội là một cách tuyệt vời và rất an toàn để phụ nữ mang thai có thể tập thể dục. Nhưng mẹ hãy xin ý kiến của bác sĩ hoặc hộ sinh trước khi tập thể dục và bơi lội nhé.

Nếu có thói quen bơi lội trước khi có thai ở tuần 16, mẹ có thể tiếp tục hoạt động này. Nếu mẹ không thường xuyên tập thể dục, mẹ vẫn có thể bơi nhưng hãy bắt đầu một cách từ từ, không vội vã. Trước khi bơi, hãy khởi động cơ thể thật kĩ và cố gắng không quá sức. Mẹ sẽ tìm ra được cường độ luyện tập thích hợp cho mình bằng cách quan sát những thay đổi của cơ thể chính mẹ đấy.

Một tin vui là bản thân nước không gây nguy hiểm cho mẹ hoặc thai nhi: Các nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ rủi ro nào đe dọa tới sức khỏe của phụ nữ mang thai do vi khuẩn, chất clo hoặc các hóa chất khác trong bể bơi gây ra. Nhưng hãy chú ý đừng bơi trong bể nóng hay bồn tắm xông hơi. Nhiệt độ quá cao có thể gây hại cho sự phát triển của bé.

2. Bệnh thủy đậu 

Tốt nhất phụ nữ mang thai nên giữ khoảng cách với những trẻ bị bệnh thủy đậu. Nếu mẹ tiếp xúc với bệnh thủy đậu trong khi mang thai, bé con sinh ra sẽ bị tật đầu nhỏ và dị tật chân tay. Rủi ro này sẽ đạt mức cao nhất khi người mẹ mang thai tiếp xúc với bệnh trong hai tháng mang thai đầu tiên.

Mẹ hãy chú ý rằng khuyết tật có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thời gian mẹ mang thai. Vậy nên nếu mẹ tiếp xúc với bệnh trong thời hạn năm ngày trước ngày sinh con, bé sẽ có thể bị thủy đậu sơ sinh rất nghiêm trọng và thậm chí đe dọa tính mạng đấy.

Leave a Comment

Your email address will not be published.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

TOP