Mua nhanh
Gọi ngay
0

Thời tiết lạnh giá mùa Đông khiến bạn khó thoát khỏi những cơn ho khó chịu và dai dẳng do bị cảm cúm hoặc cảm lạnh. Dưới đây là những thực phẩm vàng chắc chắn sẽ khiến bạn phải bất ngờ về tác dụng phòng và cắt đứt cơn ho hiệu quả chúng mang lại. Tìm hiểu ngay thôi nào!

Cách trị ho hiệu quả

1. Chanh đào và mật ong

Chanh đào và mật ong lâu nay luôn được coi là bài thuốc quý-khắc tinh của những cơn ho. Vỏ và lá chanh chứa nhiều tinh dầu có tác dụng trị ho, viêm họng, cảm cúm, hạ sốt nên thường có trong thành phần nồi nước lá xông… Ruột quả chanh chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc… Ngoài ra, ruột quả chanh chứa hàm lượng đáng kể acid xi-tric (khoảng 8% khối lượng khô) nên rất có tác dụng phòng trị ho, khàn tiếng.

triho-01

Khi ngâm với mật ong hiệu quả trị ho của chanh sẽ tăng lên rất nhiều, do mật ong có tính sát khuẩn và chữa sưng viêm họng rất hiệu quả. Với chanh đào ngâm mật ong có sẵn: Buổi sáng pha 1 cốc nước ấm 30 độ C + 1 thìa mật ong và 1 lát chanh đào. Uống ngay sau khi ngủ dậy.

2. Dứa

Theo các nghiên cứu, khi trộn nước ép dứa với mật ong nguyên chất, ớt Cayenne và muối có thể giúp hòa tan các chất nhầy trong phổi của bệnh nhân lao. Trong trường hợp khác, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, chiết xuất từ dứa có khả năng làm giảm chất nhầy trong phổi nhanh hơn gấp 5 lần so với siro ho, đặc biệt có khả năng làm giảm triệu chứng ho khan.

Dứa có hiệu quả trong việc hạn chế các cơn ho vì hai lý do: Thứ nhất, dứa chứa chất bromelain, là một enzym có tác dụng trị viêm và hỗ trợ tiêu hóa. Cùng với đó, dứa cũng chứa một lượng lớn mangan, giúp hình thành các mô liên kết và cải thiện chức năng thần kinh, từ đó giúp ngăn ngừa các cơn ho và giảm chất nhầy tích tụ trong phổi.

triho-10

Bạn có thể làm siro trị ho từ dứa rất đơn giản: Xay nhuyễn hộn hợp gồm 1 cốc nước ép dứa, 1/4 cốc nước chanh tươi, 1 miếng gừng, 1 muỗng canh mật ong và 1/2 muỗng bôt ớt Cayenne. Mỗi lần uống 1/4 chén, 2-3 lần mỗi ngày và uống đều đặn hàng ngày.

3. Mật ong hấp lá hẹ

triho-02

Lấy 1 nắm lá hẹ rửa sạch thải nhỏ, cho vào bát, trộn đều với mật ong, sau đó đem hấp cách thủy cho tới khi thành hỗn hợp nhuyễn thì chắt lấy nước và nuốt từ từ trong miệng. Lá hẹ kết hợp với mật ong sẽ giúp tiêu đờm và giảm họ và rát họng rất tốt.

4. Vỏ cam, vỏ quýt nướng

triho-03

Theo Đông y, vỏ cam và vỏ quýt có tính hàn giúp trị ho, tiêu đờm, thông họng rất hiệu quả được khuyến khích sử dụng. Mẹo chữa ho bằng hai dược liệu sẵn có này rất đơn giản: cam hoặc quýt rửa sạch, ngâm vào nước muối để loại bỏ chất độc, sau đó đem gọt vỏ và nướng trong 15 phút. Mỗi ngày ăn từ 2-3 lần, mỗi lần 2 miếng bạn sẽ thấy cơn ngứa rát ở cổ họng được làm dịu đi nhanh chóng. Chỉ sau vài ngày cơn ho đã biến mất.

5. Tỏi

Theo Đông y, tỏi thuộc tính ôn (tính ấm), đi vào các phế kinh, thông được ngũ tạng, các lỗ huyệt, khử hàn ẩm, tránh khí độc, giảm sưng đau… Tỏi có tác dụng đặc biệt trong các bệnh ho, đặc biệt là ho hàn tính. Có thể dùng bài thuốc như sau: Lấy vài tép tỏi cả vỏ, rửa sạch, đập giập, cho vào bát cùng mật ong rồi hấp cách thủy trong vòng 15 phút. Ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 2 thìa cà phê. Chỉ sau 30 phút dùng hỗn hợp này, người bệnh sẽ dứt cơn ho, dịu cơn đau của viêm họng, long đờm hiệu quả. Nên tiếp tục uống trong vòng 3 ngày để bệnh khỏi hẳn.

triho-05

Tỏi và mật ong hấp cách thủy càng làm tăng tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp giảm viêm họng và tăng sức đề kháng.

6. Hành tăm (hay còn gọi là củ ném)

Trong Đông y, hành tăm còn có công dụng như một vị thuốc kì diệu, đóng vai trò như một cây thuốc nam quanh nhà của người miền Trung. Hành tăm có vị cay, tính ấm, mùi hăng và nồng, trong củ hành tăm có chứa hoạt chất metylpen – tyldisulfid, pentylhydrodisulfid và silic… đây đều là những chất có tính kháng sinh, giúp sát trùng đường hô hấp, giải cảm, trị ho, tiêu đờm…

triho-06

Để trị ho, bạn có thể lấy một nắm nhỏ củ hành tăm giã nát và hòa với nước và uống, hoặc có thể dừng hành tăm sắc lấy nước uống ngày khoảng 2-3 lần, sau vài ngày cơn ho sẽ dứt.

7. Củ cải trắng

Ngoài việc làm thức ăn, củ cải còn là vị thuốc quý chữa ho, viêm họng, viêm phế quản… Củ cải trắng có tên thuốc là la bạc tử hay lai phục tử, la bặc tử. Theo Đông y, la bạc tử (hạt củ cải) vị cay ngọt, tính bình khi vào kinh tỳ, vị và phế sẽ có tác dụng đưa hơi đi xuống (giáng khí), trừ đờm.

triho-07

Bài thuốc chữa ho đơn giản từ củ cải trắng: Cắt củ cải trắng thành miếng nhỏ vừa ăn, bỏ vào một chiếc bình sạch, khô, đổ chút mật ong, đậy kín khoảng 3 ngày sau đó thêm chút đường phèn. Bạn chỉ cần lấy một ít hỗn hợp này pha cùng với nước ấm để uống, sau vài ngày cơn ho sẽ dần biến mất.

8. Tía tô

triho-08

Theo Đông y, tía tô có tính ấm, vị cay có tác dụng mạnh mẽ đến tim, phổi, tỳ, giúp cho cơ thể toát được mồ hôi, trừ được cảm cúm, điều trị ho đờm, ho khan, long đờm, hen suyễn. Rất nhiều bà mẹ đã sử dụng lá tía tô hấp đường phèn để cắt đứt cơn ho và cảm cúm hiệu quả cho các bé.

9. Bắp cải

triho-09

Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc vì thế có thể trị ho, nhất là ho do viêm họng, và tiêu đờm. Dùng 80-100g cải bắp, nửa lít nước, sắc còn 1/3, cho thêm mật ong uống trong ngày, kết hợp ăn bắp cải sống, cơn ho sẽ nhanh chóng rời xa bạn.

10. Gừng

triho-04

Từ lâu dân gian đã dùng gừng như một vị thuốc ít tiền và hữu hiệu trong chữa trị các triệu chứng ho thông thường do thời tiết. Gừng có tác dụng rất tốt, có khả năng ức chế sự co bóp của đường hô hấp do đó giúp bạn giảm hiệu quả cơn ho khan. Bên cạnh đó, gừng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp làm sạch các chất độc khỏi cổ họng và đường hô hấp, vì thế giúp giảm ho.

Nếu ho do nhiễm lạnh, bạn có thể dùng nước sắc gừng với vỏ cam (hoặc quýt) và một ít vỏ quế để uống. Còn ho lâu không khỏi có thể dùng nước sắc gừng pha với mật ong, nhấm nháp từ từ sẽ đẩy lùi nhanh cơn ho khó chịu.

5/5 - (3 bình chọn)

Leave a Comment

Your email address will not be published.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

TOP