Mua nhanh
Gọi ngay
0

Tuần này, bé đang bắt đầu bài tập hít thở một lượng nhỏ nước ối. Cơ thể mẹ mệt mỏi hơn và di chuyển cũng nặng nề. Lưu ý, mẹ cần chú ý theo dõi bản thân kỹ để phát hiện triệu chứng của tiền sản giật

Sự phát triển của thai nhi
Ở tuần thứ 25 của thai kỳ, mạng lưới các dây thần kinh trong tai của bé phát triển tốt hơn và nhạy cảm hơn so với trước đây. Bé có thể nghe thấy giọng nói của ba mẹ.

Bé hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối, việc này cần thiết cho sự phát triển của phổi. Những động tác tương tự như hít thở này cũng là bài thực hành tốt chuẩn bị cho lúc bé sinh ra và hít không khí lần đầu tiên.

Cơ thể bé tiếp tục tích mỡ. Lúc này bé nặng khoảng 750g và dài 35cm từ đầu đến gót chân. Nếu là bé trai, trong khoảng 2-3 ngày tinh hoàn của bé di chuyển dần vào bìu.

Thai 25 tuần tuổi

Thai nhi 25 tuần tuổi “cao” khoảng 35 cm và to bằng một bông súp lơ trắng

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Giai đoạn này, nhiều mẹ sẽ tìm các lớp tiền sản để học cách chuẩn bị hoàn hảo cho việc sinh nở. Bên cạnh đó, mẹ vẫn tiếp tục nhịp sinh hoạt mỗi ngày: Đi làm, thể dục và nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa…, tuy nhiên, bên cạnh tất cả những điều này, hãy nhớ ăn uống đủ và nghỉ ngơi nhiều nhé.

Khoảng thời gian này, huyết áp có thể tăng nhẹ, mặc dù vậy, vẫn có thể thấp hơn so với trước lúc có thai. Thông thường, huyết áp giảm vào cuối giai đoạn đầu thai kỳ, và đạt mức thấp nhất ở khoảng tuần thứ 22 đến 24.

Trong giai đoạn này, mẹ cần hết sức lưu ý những triệu chứng tiền sản giật. Đó là một rối loạn nghiêm trọng có biểu hiện đặc trưng là huyết áp cao và nồng độ protein cao trong nước tiểu, xuất hiện thường xuyên nhất sau 37 tuần mang thai, nhưng cũng có thể xảy ra sớm hơn, vì vậy hãy chú ý một số những dấu hiệu sau:

  • Nếu mẹ bị sưng mặt, sưng quanh mắt, đồng thời bàn tay, bàn chân và mắt cá chân cũng sưng đột ngột quá mức hoặc tăng cân nhanh chóng, hơn 2kg trong một tuần, hãy gọi cho bác sĩ.
  • Gặp bác sĩ ngay nếu mẹ bị tiền sản giật nghiêm trọng hơn với các triệu chứng khác như đau đầu nặng hoặc kéo dài, thay đổi thị lực như nhìn mờ hoặc nhìn một hóa hai, nhìn thấy các đốm sáng, nhạy cảm với ánh sáng, hoặc mất thị lực tạm thời, đau hoặc sưng dữ dội ở vùng bụng trên, hoặc nôn mửa.

Nếu gần đây phần lưng dưới của mẹ hơi đau nhức, đó là do sự phát triển của thai nhi làm tử cung ngày càng lớn, làm thay đổi trọng tâm cơ thể, kéo giãn và làm suy yếu cơ bụng và có thể chèn ép lên dây thần kinh cộng thêm nội tiết tố thay đổi làm nới lỏng các khớp xương và dây chằng. Thêm vào đó, trọng lượng tăng thêm khiến các cơ bắp làm việc nhiều hơn và áp lực lên các khớp xương tăng, khiến mẹ thấy tệ hơn vào cuối ngày.

Cần thả lỏng thường xuyên, không ngồi và đứng trong thời gian dài, nên nằm ngủ nghiêng với một chiếc gối đệm giữa hai chân và một chiếc gối khác đỡ vùng bụng. Có thể tắm nước ấm hoặc chườm nóng/lạnh để giảm đau.

Để thư giãn và giảm đau nhức bàn chân, mẹ hãy thử ngâm chân trong một chậu đầy nước ấm với vài giọt dầu thơm.

Gợi ý cho tuần này:
Thảo luận về một số vấn đề cá nhân. Mẹ có muốn con trai của mình được cắt bao quy đầu? Có nghi thức tôn giáo nào được tiến hành sau khi con sinh ra không? Mẹ muốn ở nhà với bé toàn thời gian hay vẫn đi làm? Đây chỉ là một vài ví dụ về những quyết định lớn mà bố mẹ nên thảo luận ngay bây giờ. Ngay cả khi mẹ nghĩ rằng cả hai đồng ý với nhau, tốt nhất là chia sẻ ý kiến cởi mở để tránh những hiểu lầm và tổn thương.

Leave a Comment

Your email address will not be published.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

TOP