Mua nhanh
Gọi ngay
Chức năng bình luận bị tắt ở Serving size là gì ?

1.Serving Size là gì ?
Chúng ta hay thấy chú trọng xem Serving Size có trên bao bì hạt Chia để chọn cho mình loại phù hợp.
Serving Size có thể hiểu là một phần ăn theo quy định (hay một suất ăn), có chứa số lượng calo nhất định. Ví dụ, một phần cơm hay mì là nửa bát, cách tính calo theo phần ăn là để giúp người sử dụng biết lượng calo khi tiêu thụ, đặc biệt là calo từ mỡ. Ví dụ, một túi khoai tây chiên có chứa 150 calo/phần ăn, nhưng cả túi này là 3 phần ăn, nghĩa là có chứa tới 450 calo.

Ngoài ra 1 số thống số khác của thành phần dinh dưỡng có trên bao bì:

2.Giá trị dinh dưỡng hàng ngày (Percent of Daily Value)
Percent of Daily Value (Tạm dịch là giá trị dinh dưỡng hàng ngày) hay gọi tắt là % DV là các thông số về dưỡng chất ghi trên bao gói thực phẩm. Ví dụ, trên bao bì ghi 15% can-xi, nghĩa là một phần ăn có chứa 15% can-xi cơ thể cần mỗi ngày. Chỉ số %DV được tính cho một người đàn ông ít vận động, tiêu thụ 2.000 calo/ngày.

Nhóm phụ nữ vận động nhiều, đàn ông hoạt động vừa phải, trẻ nam tuổi thiếu niên đang lớn cần 2.500 calo/ngày. Ví dụ một phần ăn 1/2 cốc sữa tách mỡ cung cấp cho người lớn khoảng 3% %DV lượng mỡ và 11% DV chất xơ mỗi ngày cho cơ thể theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

3. Mỡ (Fat)
Mỡ hay chất béo là thành phần không thể thiếu trong các loại thực phẩm đóng hộp. Nhưng quan trọng hơn là chú ý đến số lượng của các loại chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đa, chất béo bão hòa đơn và mỡ trans-fat (mỡ chiên đi chiên lại). Nên sử dụng thực phẩm có chứa ít chất béo và mỡ trans-fat. Nên nhớ, trên bao bì có ghi “fat-free” (không có chứa chất béo) không có nghĩa là không có calo (calorie-free) mà thực tế rất nhiều thực phẩm có ghi kí hiệu này đã được bổ sung thêm đường.

4. Cholesterol
Cholesterol là loại hóa chất giống như chất béo, thành phần thiết yếu của màng tế bào, bao gồm các sợi tế bào thần kinh và khối vật liệu của các loại hoóc-môn. Chỉ có sản phẩm động vật mới có chứa cholesterol. Người lớn nên hạn chế mỗi ngày khoảng 300g cholesterol, nếu lạm dụng nhiều cholesterol thì cholesterol trong máu sẽ tăng cao (quen gọi mỡ máu), làm tăng rủi ro mắc bệnh tim mạch.

5. Muối (Sodium)
Theo khuyến cáo của giới dinh dưỡng thì người lớn nên dùng 2.300mg muối, ăn quá nhiều sẽ làm tăng bệnh huyết áp. Theo USDA, thực phẩm có hàm lượng muối thấp, thì mỗi xuất chứa dưới 140mg muối. Một xuất ăn sáng hoặc xuất ăn nhanh có chứa khoảng 1.000 mg muối, tức là gần một nửa lượng muối quy định mỗi ngày.

6. Kali (Potassium)
Đây là loại khoáng chất rất cần cho cơ thể, mỗi ngày cơ thể người lớn cần khoảng 4.700mg để duy trì huyết áp ở ngưỡng tối ưu. Nếu kali quá thấp có thể gây bệnh tim mạch.

7. Carbohydrate toàn phần (Total Carbohydrate)
Rất đa dạng, từ ngũ cốc thô (carb tốt) cho đến đường và các loại carb tinh lọc (carb không có lợi), nên chú ý đến chỉ số đường và chất xơ.

8. Chất xơ ăn được (Dietary Fiber )
Trung bình, người lớn mỗi ngày nên ăn từ 21-35g chất xơ. Đáng tiếc, phần lớn không đáp ứng được yêu cầu này. Khi mua bánh mì hay đồ ăn nên đảm bảo trên 3g chất xơ/xuất ăn. Chất xơ hòa tan hay không hòa tan đều có lợi trong việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

9. Đường (Sugars)
Đây là loại carbohdrate đơn, như glucose, dextrose fruetose và galactose…, tất cả đều có hàm lượng dưỡng chất thấp, thường được người ta bổ sung để làm tăng hương vị, dễ ăn, nên dùng thực đơn càng ít đường càng tốt.

10. Prôtít (Protein)
Thông thường mỗi ngày, 1 pound trọng lượng (0,45 kg) cơ thể cần khoảng 45g protein (có nghĩa là 68 gam/ngày protein cho một người nặng 68kg). Nếu phụ nữ đang cho con bú hoặc lao động nhiều thì có thể tăng lên đôi chút, kể cả những người ăn chay cũng nên cung cấp đủ nhu cầu protein cho cơ thể mỗi ngày.

5/5 - (1 bình chọn)

TOP